logo

Tiếng Việt
English

Lưu ý đặc biệt khi đưa con đi bơi trong những ngày nắng nóng

Trước rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi đi bơi trong ngày nắng nóng cực điểm như cảm nắng, tai nạn… bố mẹ cần đề phòng, chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đưa con đến bể bơi.

 

Bơi lội là môn thể thao đặc biệt tốt với sự phát triển của các cơ và xương khớp với trẻ nhỏ. Bộ môn này cũng giúp hỗ trợ tích cực trong việc tăng trưởng chiều cao cho trẻ, nhất là trong độ tuổi đang phát triển. Bên cạnh đó, với những trẻ đang bị béo phì, bơi lội cũng rất có lợi khi lực tác động của nước đối với cơ thể sẽ làm tan bớt những chỗ mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc…

 

Với những ưu điểm tuyệt vời như vậy, tận dụng dịp nghỉ hè, nhiều bố mẹ đã tích cực đưa con đi bơi. Tuy nhiên, việc đi bơi cũng tiềm ẩn rất nhiều tai nạn, nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

 

 

Vì vậy, bố mẹ cần nắm chắc một số lưu ý quan trọng dưới đây trước khi muốn đưa con đi bơi, bảo đảm trẻ có được những trải nghiệm dưới nước trong ngày hè thật khỏe mạnh và vui vẻ:

 

Không quên những đồ dùng thiết yếu

 

Trước khi xuất phát, bố mẹ cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như: Mũ bơi, kính bơi, khăn bông, quần áo bơi, phao bơi (với trẻ chưa biết bơi) và đặc biệt không quên kem chống nắng (chọn loại phù hợp dành cho trẻ nhỏ)...

 

Phải cho trẻ khởi động trước khi xuống bể bơi

 

Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Ngoài ra, thời gian sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.

 

Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

 

Chọn bể bơi an toàn

 

Nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Chú ý cho trẻ tiếp xúc dần với nước hồ bơi. Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

 

Trong những ngày nhiệt độ lên cao, nên cho trẻ bơi ở những bể bơi có mái che hoặc bể bơi trong nhà. Mái che bể bơi sẽ giúp cho nhiệt độ nước trong bể bơi giảm đáng kể và khi bơi xong trẻ lên bờ sẽ không bị nắng chiếu vào gây cảm nắng.

 

Vạt liệu làm mái che bể bơi cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ sức khỏe của các bé. Hiện nay các bể bơi thường sử dụng tấm lợp nhựa Polycarbonate để làm mái che bể bơi. Ngoài ưu điểm là mái che thì tấm Polycarbonate Rodeca còn có thể kháng tia UV giúp ngăn chặn tác nhân gây bệnh ung thư da.

Bên  cạnh đó tấm Polycarbonate Rodeca còn có khả năng cách nhiệt giúp nước trong bể bơi mát mẻ. Tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

 

Xem thêm: Mua tấm Polycarbonate Rodeca ở đâu?

 

Các vấn đề trẻ thường gặp khi bơi và cách phòng tránh

 

Cảm nắng

 

Tuyệt đối không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều), dưới trời nắng gắt vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ cảm nắng. Thay vào đó, nên cho trẻ bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Không nên cho trẻ ngâm mình dưới nước quá lâu, thời gian bơi mỗi buổi chỉ nên khoảng từ 30-45 phút.

 

Khi trẻ mới bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô người cho trẻ.

 

Đau mắt

 

Vì trong môi trường nước, đặc biệt là nước tại các hồ bơi không đạt chuẩn, có chứa nhiều chất tẩy rửa và tạp chất sẽ gây tổn thương đến mắt của trẻ. Do đó, tốt nhất khi cho trẻ bơi, bố mẹ nên trang bị kính bơi để bảo vệ mắt. Khi lên bờ phải dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt cho trẻ.

 

Bệnh về da

 

Khi trẻ tắm thường xuyên trong nguồn nước không đảm bảo an toàn cũng có nguy cơ lây truyền các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, lang ben... Để hạn chế điều này, phụ huynh cần tắm sạch sẽ trước và sau khi bơi cho trẻ.

 

Trường hợp bị ngứa ngáy khó chịu có thể dùng một số loại kem bôi ngoài da chống ngứa hoặc kem chống nắng cho trẻ.

 

Viêm tai

 

Khi đi bơi, trẻ rất hay bị nước vào tai gây ù tai, đau tai, thậm chí là viêm tai ở trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nước vào tai nhiều, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ lên bờ, nghiêng tai cho nước chảy ra ngoài hết rồi lấy bông tăm thấm hút sạch ngay.

 

Viêm nhiễm qua đường miệng

 

Vi khuẩn có trong hồ bơi có thể thông qua khoang miệng xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, trẻ sẽ càng dễ bị viêm nhiễm; hoặc khi khoang miệng có vết thương hở, bé sẽ dễ bị sưng lợi, lở loét khoang miệng hơn.

 

Vì vậy, ngay lập tức nên cho trẻ dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Điều này giúp kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang lưu lại trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. Lưu ý không cho trẻ ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng.

 

Để bảo đảm sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sỹ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không.

 

Tuyệt đối không rời mắt khỏi con

 

Ngoài những lưu ý đã nhắc ở trên, bố mẹ cũng đừng quên tập trung quan sát khi trẻ đang bơi, tuyệt đối không rời mắt khỏi con dù chỉ một phút để tránh những trường hợp tai nạn đáng tiếc khi trẻ bị chuột rút, đuối nước…

 

Sản Phẩm Nổi Bật

Nổi Bật
Chống trượt ngã MSA Latchways
Chống trượt ngã MSA Latchways
Nổi Bật
Cửa lên mái Eurodor
Cửa lên mái Eurodor

Cửa lên mái Eurodor

Giá : Liên hệ
Nổi Bật
Tấm lấy sáng Polycarbonate Rodeca
Tấm lấy sáng Polycarbonate Rodeca
Nổi Bật
Hệ mái nhôm sườn đứng Eurozip
Hệ mái nhôm sườn đứng Eurozip
Nổi Bật
Tấm ốp nhôm đục lỗ
Tấm ốp nhôm đục lỗ
Nổi Bật
Mái kim loại sườn đứng Flatzip
Mái kim loại sườn đứng Flatzip
Nổi Bật
Tấm ốp nhôm Alubond USA
Tấm ốp nhôm Alubond USA