Hệ mái Mansard là gì?
Mái Mansard được phát minh bởi kiến trúc sư người Pháp tên là François Mansard. Khối mái có độ dốc khá lớn và tạo nên một kiến trúc thú vị, mạch lạc. Kiểu mái này rất phù hợp với kiểu thiết kế theo phong cách cổ điển và tân cổ điển. Hòa mình theo sự phát triển của xã hội, các kiến trúc sư đã sáng tạo kiểu mái này trở lên linh hoạt và ấn tượng hơn. Do đá sẫm khá khan hiếm và đắt đỏ nên hiện nay nó đã được thay thế bằng đá có chi phí rẻ hơn, vách bê tông hay mái kim loại…
Những phương pháp thi công mái Mansard
1. Thi công mái Mansard phổ biến nhất là đổ bê tông rồi dán ngói
Hầu hết các công trình biệt thự tân cổ điển ( như các mẫu biệt thự 2 tầng tân cổ điển, biệt thự 3 tầng tân cổ điển…) đều thi công mái Mansard biến thể.
Đó là dựng khối mái thành hình thang (quá trình đổ bê tông mái này cũng khá tốn kém chi phí) có độ dày khoảng 6 đến 10cm, mặt ngoài có thể phủ lớp khung vì kèo rồi dán đá phiến, bitum phủ đá...
Ngoài ra, để tiết kiệm hơn nữa người ta còn sử dụng vật liệu ốp mái mansard như là tấm tôn giả ngói sẫm màu hoặc những tấm bê tông sơn màu nâu sẫm chứ không ốp gạch. Với kỹ thuật xây dựng hiện đại này, người ta thi công, xử lý mái mansard rất dễ dàng tuy nhiên với cách đổ bê tông này cũng sẽ có 2 giải pháp khác nhau:
Một là đổ bê tông mái bằng rồi đổ tiếp khối mái hình thang phía trên để chống nóng, cách nhiệt, tuy nhiên với giải pháp này vô cùng tốn kém.
Hai là không đổ bê tông mái bằng mà đổ bê tông nguyên bộ mái mansard phía trên rồi làm trần thạch cao chống nóng, về công năng và hiệu quả sử dụng thì không bằng cách trên nhưng tiết kiệm chi phí đổ bê tông.
Lưu ý: Khi đổ bê tông mái Manrsand thì phải thực hiện luôn bước chống thấm để đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà.
2. Thi công mái Manrsad bằng cách lợp vì kèo không đổ bê tông rồi bắn ngói
Hiện nay đối với các công trình biệt thự liền kề kiểu Pháp, người ta không thi công mái Mansard bằng cách đổ bê tông vì quá tốn kém. Mà sử dụng hệ khung vì kèo rồi bắn ngói hoặc tấm lợp tôn giả ngói màu đen để tạo thành khối Mansard.
Với giải pháp này hiệu quả sử dụng sẽ thấp hơn và thường không sử dụng được tầng tum trên cùng vì rất nóng và dễ thấm dột.
Khung vì kèo hình dáng mái Mansard có cấu tạo phức tạp hơn so với vì kèo mái dốc nhưng có cùng ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí ở mức tối ưu so với giải pháp đổ bê tông.
3. Thi công mái mansard bằng mái kim loại sườn đứng FlatZip
Để giải quyết bài toán chống nóng, chống thấm và cách âm cho tầng áp mái của mái mansard thì các kiến trúc sư đã lựa chọn mái kim loại sườn đứng Flatzip cho biệt thự của mình. Hệ mái FlatZip được làm bằng nhôm với nhiều màu sắc khác nhau trong đó có màu giả đá, kết hợp cùng các lớp bông khoáng, màng chống ẩm để tạo hệ mái có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, giúp cho chủ nhà có thể sử dụng toàn bộ tầng áp mái cho mục đích của mình. Ngoài ra hệ mái FlatZip có thể uốn cong để tạo điểm nhấn cho công trình.
Xem thêm: Mái kim loại sườn đứng FlatZip
4. Thi công mái mansard bằng mái kim cương Diamondzip
Mái kim cương DiamondZip có hình dáng giống như nững viên kim cương được xếp gần nhau tạo thành điểm nhấn cho công trình. Các tấm kim cương DiamondZip được liên kết móc nối với nhau nên hoàn toàn kín nước và chắn chắn ngay cả khi có tải trọng gió cao.
Xem thêm: Mái kim cương DiamondZip
Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp mái kim loại sườn đứng Flatzip và mái kim cương DiamondZip cho biệt thự của mình.
Cách kết hợp này sẽ khai thác triệt để ưu điểm của từng hệ mái. Mái Flatzip sẽ được lắp bên trên để phát huy tối đa khả năng chống nóng, chống ẩm còn mái kim cương DiamondZip sẽ được lắp ở phần mặt dựng của tầng áp mái để thể hiện tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.